5 quan niệm sai thường gặp khi làm lễ truy điệu

Lễ truy điệu được tổ chức với mục đích thể hiện lòng thành và sự tôn kính với người mất. Lễ truy điệu cũng được xem là nghi thức trang trọng, truyền thống và có ý nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên khi tổ chức lễ truy điệu cũng có những quan niệm sai lầm. Dưới đây là 5 quan niệm sai thường gặp khi làm lễ truy điệu.

Tìm hiểu về lễ truy điệu

Lễ truy điệu được tổ chức để tưởng nhớ và thương tiếc người mất

Lễ truy điệu là nghi thức được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng thương tiếc với người đã mất. Địa điểm tổ chức lễ truy điệu có thể là gia đình, giáo đường, nơi công cộng tuy nhiên thường được tổ chức ở nhà tang lễ và được ban tang lễ thay mặt cho gia đình, đoàn thể cùng với chính quyền thực hiện. 

Lễ truy điệu mang ý nghĩa tôn vinh, thể hiện lòng thành kính của người thân còn sống với người đã khuất. Buổi lễ cũng thể hiện sự nhớ thương, đau xót của những người ở lại, cầu mong cho linh hồn người mất sớm được siêu thoát. Bên cạnh đó, lễ truy điệu cũng duy trì giá trị truyền thống và văn hóa của đất nước, giáo dục đạo đức và nâng cao nhận thức tình cảm, trách nhiệm ở trong gia đình, xã hội. Buổi lễ cùng thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng thông qua việc tiễn đưa người mất.

5 quan niệm sai lầm khi làm lễ truy điệu

Khi làm lễ truy điệu có thể mắc những quan niệm sai lầm như:

  • Quan niệm sai về thời gian tổ chức lễ truy điệu

Có nhiều quan niệm sai lầm về lễ truy điệu

Có nhiều người cho rằng cần tổ chức lễ truy điệu vào một ngày cụ thể thì mới đem lại may mắn cho người mất. Tuy nhiên thì thời gian tổ chức lễ truy điệu sẽ phụ thuộc vào điều kiện thực tế và mong muốn của gia đình và không có ngày đặc biệt đem lại may mắn hoặc xui xẻo.

  • Quan niệm sai về trang phục lễ truy điệu

Nhiều người cho rằng chỉ có màu đen mới thích hợp với lễ truy điệu. Tuy nhiên thực tế màu đen được xem là màu trang trọng, trang nghiêm tuy nhiên thì các nền văn hóa, tôn giáo khác nhau sẽ có quy định riêng về màu sắc trang phục ở trong lễ truy điệu.

  • Quan niệm sai về cách thể hiện cảm xúc

Sai lầm cho rằng trong lễ truy điệu cần thể hiện nỗi buồn bằng cách than thở, khóc lóc. Tuy nhiên thực tế thì mỗi người sẽ có cách thể hiện cảm xúc riêng. Có một số người có thể bày tỏ nỗi buồn bằng nước mắt trong khi người khác có thể chọn yên lặng hay cầu nguyện.

  • Quan niệm sai về nghi thức và lễ nghi

Quan niệm sai cho rằng mọi nghi thức cần thực hiện đúng theo truyền thống

Quan niệm sai lầm cho rằng mọi nghi thức cần thực hiện đúng theo truyền thống và không được thay đổi. Tuy nhiên thì những nghi thức truyền thống quan trọng có thể điều chỉnh để thích hợp với tình hình thực tế và mong muốn của gia đình. Quan trọng đó là sự tôn trọng người đã khuất đồng thời đáp ứng được nhu cầu tâm linh gia đình.

  • Quan niệm sai về sự hiện diện của người khác tôn giáo

Nhiều người cho rằng chỉ có những người cùng tôn giáo với người đã khuất thì mới nên tham gia vào lễ truy điệu. Tuy nhiên trên thực tế thì lễ truy điệu là dịp để mọi người tiễn biệt đồng thời tưởng nhớ người đã khuất mà không phân biệt tôn giáo. Sự hiện diện của người thân, bạn bè và đồng nghiệp từ nhiều tôn giáo khác nhau thể hiện sự kính trọng, an ủi đối với gia đình.

Với những thông tin được cung cấp như trên, hy vọng bạn đã biết được 5 quan niệm sai thường gặp khi làm lễ truy điệu.

TAGS

back top