Nghi lễ châm hương sao cho chuẩn xác?
Từ xưa tới nay việc thờ cúng thần linh, tổ tiên ở những quốc gia phương Đông đều có nghi lễ châm hương. Nghi lễ châm hương ở những nơi khác nhau đều có quy trình, nghi thức cụ thể cơ bản giống như nhau. Những quy phạm cơ bản này nên được chú trọng và tuân theo. Vậy nghi lễ châm hương sao cho chuẩn xác?
Nguồn gốc của nghi lễ châm hương
Nghi lễ châm hương có nguồn gốc từ tín ngưỡng tôn giáo
Nghi lễ châm hương bắt nguồn từ tín ngưỡng tôn giáo. Trong thời thượng cổ thì con người chưa thể giải thích được những hiện tượng ở trong thế giới tự nhiên nên họ hy vọng có thể dựa vào sức mạnh của tổ tiên hoặc của thần linh nhằm xua tà đuổi dịch nhằm có được cuộc sống ấm no. Chính vì vậy nên họ đã tìm công cụ nhằm giúp cho mình đối thoại với thần linh đó là việc châm hương.
Về phương diện thờ cúng thì người ta cho rằng hương là sợi dây nối giữa trời cao và thế tục. Việc dựa vào làn khói hương lan tỏa có thể gửi trực tiếp tấm lòng tới thiên thần. Trong nghi thức của Đạo giáo thì việc châm hương có tác dụng giúp cho thần và người giao cảm, truyền đạt lời thỉnh cầu và ý niệm mong cho tiên nhân ban phúc.
Nghi lễ châm hương sao cho chuẩn xác?
Trong nghi lễ châm hương nên dùng hương có nguồn gốc hương liệu thiên nhiên
-
Nên sử dụng hương có nguồn gốc hương liệu thiên nhiên, không dùng hương hóa học.
-
Khi lấy hương cần nhẹ nhàng, thận trọng không để hương đổ xuống đất hay bị rơi vãi.
-
Lau rửa thường xuyên và sạch sẽ các đồ vật tiếp xúc với hương như lư hương, thìa hương hoặc hộp hương.
-
Khi châm hương thì phong thái cần nghiêm trang, đoan chính. Khoảng cách giữa chỗ đứng và bát hương cần vừa phải, không quá gần cũng không quá xa.
-
Trước khi châm hương cần sắp xếp ổn thỏa các vật phẩm cúng dường như nước sạch, hoa quả tươi.
-
Về số lượng hương thì không cần nhiều, mỗi bát chỉ nên châm 1 nén, nết như bát hương mới có thể châm 3 ném.
-
Khi châm hương cần cung kính, nếu như có ngọn lửa thì hãy dùng tay phẩy tắt lửa hay cầm hương vẩy lên xuống nhằm dập lửa mà không nên dùng miệng thổi tắt lửa.
-
Khi đến chùa dâng hương, khi bước vào thì nên bước từ cửa bên phải chính điện đồng thời bước chân trái là tốt nhất. Lưu ý không dẫm lên bậu cửa và cũng không nên nhìn trước ngó sau hay chải đầu vuốt tóc.
Thực hiện nghi lễ châm hương với sự cung kính
-
Khi châm hương xong cần cầm hương trong tự thế tay trái bên ngoài, tay phải bên trong đồng thời để hai tay giơ cao ngang mày và cung kính hành lễ.
-
Sau khi châm hương làm lễ trước tượng Phật thì sử dụng hai tay để cắm hương vào trong lư hương và bắt đầu làm lễ cúng dường chư Phật Bồ Tát.
-
Khi dâng hương thì miệng nên ngậm lại. Bên cạnh việc thầm cầu ở trong lòng hay tụng niệm nhỏ thì không nên nói chuyện với người bên cạnh.
-
Trong thời gian thắp hương thì không nên đưa mũi lại gần để ngửi hương.
-
Khi việc cúng hương hoàn tất thì nếu xung quanh lư hương có tàn hương rơi vãi thì nên sử dụng khăn sạch để lau. Bạn không nên dùng miệng thổi tàn hương bên cạnh lư hương.
-
Nếu như hương bị tắt thì có thể nhấc hương ra châm lại. Nếu như ở chùa có thể thu lại thành bó, sử dụng đồ đựng sạch sẽ để đốt mà không nên tự ý vứt bỏ,
Với những thông tin trên hy vọng đã giúp cho bạn biết được cách thức thực hiện nghi lễ châm hương sao cho chuẩn xác.